ĐANG NÓNGMỚI NHẤT
Tuy nổi tiếng nhưng lại là hàng giả, 14 bức ảnh này khiến bao người ăn phải “cú lừa” ngoạn mục   BY Ratón
Không phải thứ gì nhìn thấy trên mạng đều là thật, thế nhưng lại có nhiều người thấy gì cũng tin và thậm chí còn ngưỡng mộ. Dưới đây là 14 bức ảnh nổi tiếng trên mạng.
Bạn có thể sẽ cười ngất nhưng cũng có thể phải ngạc nhiên đến há hốc mồm vì mức độ “ảo không tưởng” của chúng.
Khu rừng tím ở Scotland
Khi nhìn thấy khu rừng này tại đảo Skye, nhiều người không khỏi nôn nao và thậm chí còn lên kế hoạch đi tận mắt khám phá. Nhưng tất cả đều thất vọng khi những gì họ thấy đều hoàn toàn ngược lại. Sự thật là bức ảnh được chụp gần sông Shotover ở New Zealand và ai đó đã dùng Photoshop để biến sắc xanh thành sắc tím huyền diệu và hoàn hảo đến từng đường nét.
Hòn đảo có hình ngôi sao và mặt trăng lưỡi liềm
Dòng mô tả nổi tiếng của bức ảnh này là “Đảo Molokini, tọa lạc giữa Maui và Kahoolawe ở Hawaii, được thiên nhiên ưu ái tạo hình như một ngôi sao và mặt trăng lưỡi liềm.” Sự thật duy nhất ở đây chỉ có mỗi Molokini, tên của hòn đảo, là nhìn giống trăng khuyết còn ngôi sao là chi tiết được tạo ra từ phần mềm chỉnh sửa ảnh Photo Editor.
Một giọt nước biển với hằng hà sa số sinh vật phù du
Bức ảnh này đã nổi tiếng trên mạng nhiều năm nay. Nhiều người ngạc nhiên không hiểu tại sao chỉ một giọt nước biển lại có số lượng sinh vật phù du lớn đến thế. Tuy nhiên, bức ảnh chỉ mang tính chất “lừa tình” mà thôi. Để thu thập nhiều sinh vật phù du như vậy, bạn cần phải dùng một cái lưới loại đặc biệt lọc một lượng nước vừa đủ để làm đầy một hồ bơi! Sau khi lọc xong thì những cơ thể sống này sẽ nằm gọn trong một cái ly. Hơn nữa, vật chứa trong hình là đĩa Petri, một loại đĩa dùng để nuôi cấy tế bào.
Người phụ nữ ngồi ở tư thế giống một con ếch
Tư thế ngồi ở hình bên trái thấy “mời gọi” ghê chưa? Cô này là nghệ sĩ múa dẻo à? Không, nhìn vào là biết ảnh photoshop rồi. Hình bên phải mới là thật.
Tảng băng trôi dưới nước
Chắc hẳn bạn cũng đã từng đặt bức ảnh này làm hình nền cho máy tính. Bức ảnh “vi diệu” này là sự kết hợp tài tình của 4 ảnh riêng biệt. Ralph Clevenger, tác giả của tấm hình, tiết lộ những đám mây được chụp ở Santa Barbara, California, phần nổi của tảng băng ở Antarctica còn phần chìm là ở Alaska. Ralph cho biết thêm ông cũng đã đảo ngược tấm ảnh lại. Vì phần mềm chỉnh sửa ảnh rất chuyên nghiệp nên tảng băng trông cực kỳ thật và ấn tượng. Nhưng giờ thì mọi chuyện đã sáng tỏ.
Cá mập bơi tránh bão trên đường cao tốc ở Houston
Sau khi bão Irma đổ bộ vào Houston hồi tháng 9 năm 2017, tấm ảnh này nhanh chóng được lan truyền trên các mạng xã hội. Nhưng nếu bạn tin cũng có chuyện cá mập chạy bão thì đây là sự thật nè:
Ý tưởng chế ảnh cá mập bơi trên đường cao tốc đã phổ biến từ năm 2011 cứ mỗi lần có những trận cuồng phong.
Cậu bé 4 tuổi ôm em gái sau trận động đất ở Nepal
Bức ảnh này nổi tiếng sau trận động đất xảy ra vào ngày 25 tháng 4 năm 2015 tại Nepal. Trong ảnh là một cậu bé đang ôm đứa em gái của mình. Tuy nhiên, hình này được chụp ở Việt Nam năm 2007 bởi nhiếp ảnh gia Na Son Nguyen. Theo những gì anh kể trên đài BBC, anh tình cờ gặp hai đứa trẻ này tại một ngôi làng. Chúng đang chơi trong khi bố mẹ bận làm việc. Đang chơi đùa thì bé gái bỗng khóc lúc có người lạ xuất hiện. Thấy vậy thì cậu anh trai chạy đến ôm em mình.
Bức ảnh nhanh chóng phổ biến trên mạng xã hội Facebook ở Việt Nam. Nhiều người đặt tên tấm hình là “hai đứa trẻ mồ côi” sau đó là “trẻ mồ côi Myanmar” rồi là “những nạn nhân vô tội của nội chiến tại Syria”. Khi tình hình mất kiểm soát thì nhiếp ảnh gia Na Son Nguyen đành phải lên trang Twitter cá nhân chia sẻ nguồn gốc thực sự của tấm hình này.
Đây là hậu quả của việc cát bị “trời đánh”:
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những bức ảnh như thế này cùng với tiêu đề tương tự. Sự thật là khi sét đánh trên cát nó có thể để lại những vệt hình tia sét nhưng chỉ xuất hiện trên bề mặt chứ không phải như hình. Trong ảnh là một khúc gỗ bị bao phủ bởi cát ướt - sản phẩm đầy nghệ thuật “lừa tình” được Sandcastle Matt chia sẻ trên Flickr.
Chú bò sưởi ấm trên mui xe
Vào đầu năm 2013, ảnh một con bò nằm nghỉ trên mui xe xuất hiện trên mạng. Bức ảnh không gây nhiều sự chú ý mãi đến ngày 18 tháng 10 khi đơn vị kiểm soát Surrey Roads đăng lại tấm hình này kèm với dòng, “Thời điểm trời trở lạnh nên động vật hay tìm xe để sưởi ấm lắm. Nên hãy kiểm tra xem có con nào đang trốn quanh đó không nhé.”
Dòng mô tả nhanh chóng làm bức ảnh trở nên phổ biến và kể từ đó nó có mặt trên nhiều trang web khác nhau. Sự thật là con bò được ghép từ ảnh dưới lên nếu không thì cái mui xe đã bị đè bẹp dí từ lúc nào rồi. Không ai biết tác giả của tấm hình này là ai nhưng Surrey Roads đã góp phần tạo nên sự nổi tiếng cho nó.
Mèo “sumo”
Tấm ảnh này bắt đầu nổi tiếng khắp các trang mạng vào năm 2003. Hình “lừa tình” bên trái là chú mèo mang tên Snowball nặng gần 40kg! Mẹ nó sống trong nhà máy điện hạt nhân. Chú mèo thật có tên Jumper chỉ là một con mèo có kích cỡ trung bình. Chủ của nó, Cordell Hauglie, đã dùng Photoshop phóng to nó lên và đem đi “troll” bạn bè. Ban đầu chỉ tính lừa vài đứa bạn nhưng chính ông cũng không ngờ bức ảnh lại phổ biến đến như vậy.
Steven Seagal trêu Vladimir Putin
Trong chuyến đi thăm các trường dạy võ thuật tại Nga, diễn viên Steven Seagal có chụp hình chung với tổng thống Vladimir Putin và những “tai to mặt lớn” khác. Ngay khi bức ảnh thật được chia sẻ thì một bức ảnh làm giả xuất hiện. Trong ảnh là Steven giơ hai ngón tay sau đầu của ông Putin nhằm trêu vị tổng thống. Nhiều người tin đây là ảnh thật nhưng điệu bộ cùng nét mặt của Steven không cho thấy điều gì bất thường.
“Tiếng thét” trong văn phòng của Theresa May
Vào tháng 9 năm 2016, ảnh chụp bà Theresa May, thủ tướng Anh, cùng 27 thành viên trong nội các tình cờ được lan truyền trên mạng. Tấm ảnh nổi tiếng vì phía sau họ có treo bức tranh “Tiếng thét” của họa sĩ Edvard Munch. Nhưng ảnh thật thì bức tranh hoàn toàn khác:
Ảnh chụp cái tủ gỗ nhìn như ảo giác
Bức ảnh xuất hiện lần đầu trên internet vào năm 2013. Nhiều trang web cho rằng đây là một cái tủ được điêu khắc tinh xảo đến mức độ trông nó như một tấm hình bị lỗi. Trên thực tế, đây chỉ là ý tưởng thiết kế trước đó trên máy tính bởi Ferruccio Laviani cho một loại tủ làm từ gỗ sồi. Sản phẩm thật như hình dưới là bàn để đầu giường được trưng bày tại hội chợ triển lãm đồ dùng trong nhà vào năm 2013 tại Ý.
Một góc nhìn khác của Sao Mộc
Đằng sau bức ảnh này là một câu chuyện thú vị. Nhiều người nghi ngờ tính thực tế của nó và họ đã đúng khi biết nó chỉ là ảnh đã qua chỉnh sửa. Họ dùng vật dưới đây làm bằng chứng:
Nếu lần đầu nhìn vào một nửa quả cầu thì bạn sẽ nghi ngờ về xuất xứ của bức ảnh chụp hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời này. Điều thú vị là tấm ảnh là ảnh thật được vệ tinh Cassini chụp lại khi bay xung quanh Sao Thổ. Cuối năm 2000, khi đang trên đường đến Sao Thổ, Cassini đã chụp cực phía nam của Sao Mộc. Bạn có thể kiểm tra trên trang web của NASA.
Ảnh được cho là bằng chứng hùng hồn nhất thì hóa ra là hàng giả: hình chụp Sao Mộc sau khi qua chỉnh sửa được dán lên bề mặt một trái bóng bị cắt làm đôi.
Bạn có hình ảnh nào “thật mà giả” và “giả mà thật” không? Bạn có thể chia sẻ ảnh do chính tay bạn chỉnh sửa cũng được! Got it mong “nhận hàng” từ bạn nhé!
Nguồn ảnh: TheSoundOfRainNeedsNoTranslation / imgur, VyacheSlavic / pikabu
Theo: Bright Side