12 lầm tưởng về động vật mà con người vẫn tin “sái cổ"
BY Ratón Chúng ta nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ về động vật. Tuy nhiên, một số điều tưởng là luôn luôn đúng thực sự chỉ là “cú lừa” mà thôi.Hãy xem qua loạt hình dưới đây để kiểm tra mức độ “ngây thơ” của bạn tới đâu nhé:

Bạn cho là: Chó chỉ phân biệt được màu trắng và đen.
Nhưng thực tế: Chó có thể phân biệt những màu sắc khác nhưng chỉ là không nhiều bằng con người mà thôi.

Bạn cho là: Bò tót rất ghét màu đỏ.
Nhưng thực tế: Bò tót chỉ tấn công khi thấy vật thể chuyển động trước mặt chúng.
Bạn cho là: Khi sợ hãi, đà điểu vùi đầu vào cát.
Nhưng thực tế: Khi sợ hãi, đà điểu chạy “vắt giò lên cổ”.

Bạn cho là: Chạm vào cóc là bị nổi mụn cóc.
Nhưng thực tế: Cóc không làm bạn nổi mụn cóc nên chạm vào chúng chẳng có hề hấn gì.
Bạn cho là: Tắc kè thay đổi màu sắc cơ thể để hòa quyện với màu sắc của môi trường xung quanh.
Nhưng thực tế: Tắc kè thay đổi màu sắc khi chúng cảm thấy bị đe dọa.

Bạn so sánh tiếng bước chân mạnh nghe như giống tiếng voi giẫm. Nhưng thực tế voi đi rất nhẹ nhàng.
Bạn cho là: Cá voi xanh có thể nuốt nguyên một chiếc xe hơi.
Nhưng thực tế: Trái bưởi là thứ lớn nhất mà cá voi có thể nuốt.

Bạn cho là: Chuột chũi bị mù.
Nhưng thực tế: Chuột chũi có thể quan sát nhưng thị lực của chúng rất kém.
Bạn cho là: Chuột rất “hảo” phô mai.
Nhưng thực tế: Phô mai không chỉ là thức ăn yêu thích duy nhất của chuột.

Bạn cho là: Cá không thể phát ra bất kỳ âm thanh nào từ miệng.
Nhưng thực tế: Cá tạo ra âm thanh nghe giống như tiếng ồn ở một trang trại bận rộn.

Bạn cho là: Sừng mọc từ mũi của tê giác.
Nhưng thực tế: Đó không phải là sừng mà là một loài ‘mào’ cứng phát triển trong suốt giai đoạn tiến hóa.

Bạn cho là: Vào mùa đông, động vật thấy lạnh và vì vậy chúng đi ngủ đông.
Nhưng thực tế: Động vật ngủ đông là vì nguồn thức ăn khá khan hiếm vào mùa đông.
Sự lầm tưởng nào mà bạn đã từng khẳng định chắc như đinh đóng cột? Hãy chia sẻ cho Got it nhé!
Từ: “
The encyclopedia of our misbelieves”
Nguồn ảnh:
Daniil ShubinTheo:
Bright Side