Lý giải hiện tượng “đám ma quạ” từng khiến các nhà khoa học đau đầu trong suốt nhiều năm
BY Phương Trần Mới đây, Kaeli Swift - trưởng nhóm nghiên cứu thuộc đại học Washington (Mỹ) đã tìm được lời giải đáp cho hiện tượng “đám ma quạ” mà nhiều nhà khoa học đã mất khá nhiều thời gian để lý giải.Kết quả của nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Animal Behaviour danh tiếng.
“Đám ma quạ” là hiện tượng mỗi khi có một con quạ chết, cả đàn quạ sẽ tụ tập lại chỗ con quạ “xấu số” đó để “khóc than” tương tự như với con người. Tập tính đặc biệt này của loài quạ đã khiến nhiều nhà khoa học tò mò phải chăng quạ thực sự đang tiếc thương cho đồng loại hay còn một nguyên do nào khác?


Hiện tượng “đám ma quạ”, đàn quạ sẽ tụ tập lại khi có đồng loại chết
Sau khi quan sát được hiện tượng này,
Kaeli Swift đã bố trí thực hiện một thực nghiệm nhỏ. Kaeli đã phát hiện ra rằng ngoài việc tập trung khóc thương cho con quạ bị chết, chúng còn đang cố gắng “điều tra hiện trường” để tìm hiểu xem có mối nguy hiểm nào đang rình rập chúng hay không.

Quạ đang “khóc thương” cho đồng bọn
Cụ thể, Kaeli đã tạo ra 3 bối cảnh nguy hiểm: 1 người đeo mặt nạ cầm xác quạ, 1 người đứng cạnh chim ưng và 1 người đứng cạnh chim ưng đang đậu cùng xác quạ. Các nhà khoa học đã sử dụng chim nhồi bông để làm giả quạ chết và mặt nạ để kiểm tra xem lũ quạ có thể nhớ được mặt người hay không. Kết quả, 96% trường hợp đàn quạ đã nhận thấy điều bất thường và báo hiệu cho đồng bọn, đặc biệt là trường hợp phát hiện xác quạ và chim ưng. Điều này cho thấy rằng quạ có khả năng nhận biết kẻ thù nguy hiểm.

Thí nghiệm của Kaeli Swift nhằm tìm ra lời giải về tập tính bí ẩn của loài quạ

Ngoài việc “khóc thương” đồng loại, quạ còn có khả năng nhận biết và ghi nhớ những kẻ thủ nguy hiểm