10 bức ảnh “hàng fake” mà cư dân mạng vẫn tin sái cổ
BY Ratón Mỗi ngày người ta đăng hàng triệu bức ảnh lên internet. Trong đó có nhiều bức ảnh giả nhưng được lan truyền nhanh đến mức chóng mặt vì khả năng kích thích trí tưởng tượng của chúng.Sau đây là 11 bức ảnh nổi tiếng mà rất nhiều người đã hối hận vì đã tin ngay từ lúc vừa nhìn vào:
1/ Phải chăng đây là những gì xảy ra với một khu rừng mưa nhiệt đới trong 10 năm?
Ảnh ghép này trở thành một hiện tượng sau khi nó được trang #10YearChallenge đăng tải. Trên mạng xã hội Reddit, người ta đính kèm vào bức hình này một dòng bình luận nói rằng mỗi năm có từ 46,000 đến 58,000 mét vuông rừng bị phá hủy gây ra bởi những hoạt động phá rừng. Bức ảnh trông có vẻ thật vì có logo ở góc dưới bên phải. Tuy nhiên trong thực tế, đây không phải là hai hình chụp trong hai năm 2009 và 2019, mà chỉ là một hình duy nhất được chụp trong cùng một thời điểm. Ảnh chụp tại Malasia nơi rừng mưa bị chặt bỏ để lấy thêm diện tích trồng cọ.
2/ Đẳng cấp làm cơm chiên “ảo tung chảo” là đây
Cái chảo cơm chỉ là một trong những bức tượng điêu khắc thực phẩm mà bạn có thể mua được ở một cửa hàng tại Tokyo mà thôi.
3/ Muốn thưởng thức tranh trên tường thì nhìn xuống nước nhé
Bức ảnh này trở thành một hiện tượng trên nhiều trang web, nhưng rất tiếc là nó đã được chỉnh sửa.
Hình vẽ graffiti này có thật và ngôi nhà trong ảnh nằm ở Mariampol, Lithuania. Người sáng tạo ra tranh này là nghệ sĩ đường phố Ray Bartkus. Ông đã cố tình vẽ ngược lên tường để hình ảnh bên dưới trông giống những hoạt động đang diễn ra trên mặt nước. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để xem được điều này là khi trời lặng gió và mặt nước hoàn toàn yên tĩnh. Nếu không thì nó sẽ như thế này đây:

Bạn có biết sự phản chiếu trong bức ảnh thứ nhất được chỉnh sửa như thế nào không?
4/ Một con linh miêu và một con nai được tìm thấy dưới gầm bàn văn phòng. Chúng đang ẩn náu vì rừng ở California bị cháy.
“Một con nai và một con linh miêu con được phát hiện đang trốn dưới gầm bàn trong một cao ốc văn phòng sau vụ cháy rừng ở California” là dòng chú thích cho bức ảnh khá phổ biến được lan truyền trên Reddit, Twitter và một số mạng xã hội khác.
Bức ảnh này có thật nhưng cứ mỗi lần có bất kỳ vụ hỏa hoạn nào xảy ra ở Mỹ, nó cũng đều được đăng tải và chú thích thì thay đổi qua mỗi lần như vậy.
Hình này được chụp vào tháng 5 năm 2009 tại một tòa nhà thuộc quyền sở hữu của một đội giải cứu động vật phi thương mại. Trong suốt giai đoạn hoành hành của đám cháy ở Santa Barbara, California, hai con vật bé nhỏ này đã được tìm thấy cách trang trại của Arnold Schwarzenegger không xa. Vì không có lồng nên chúng phải “tá túc” trong một văn phòng. Con linh miêu chỉ tình cờ gặp chú nai và chúng nằm cạnh nhau.

À nhân tiện bạn cũng nên biết rằng một trong những người thuộc biệt đội giải cứu đã mang hai con vật này về nhà anh ta vì lo rằng chúng sẽ không sống sót được trong môi trường hoang dã. Ít lâu sau, người đàn ông này chia sẻ một đoạn phim về chú linh miêu đã trưởng thành - và bất ngờ hơn hết, nó trông rất dễ thương và hiền lành!
5/ Đón giao thừa ở Paris đẹp mê hồn như thế này sao?
Trong bức ảnh nổi tiếng này bạn có thể thấy khung cảnh Paris hoa lệ đang chào đón năm mới bằng một màn trình diễn pháo hoa rực rỡ. Nhưng thật không may, ảnh này là giả vì một số lỗi đã bị phát hiện. Thứ nhất, vào đêm giao thừa, pháo hoa chỉ được bắn từ tháp Eiffel. Thứ hai, pháo hoa xuất hiện trong hình đều được chụp tại cùng một khoảng cách so với máy ảnh. Cuối cùng và quan trọng nhất: cộng đồng mạng tại Paris khẳng định bức ảnh là giả.
Và đây mới chính là ảnh chụp pháo hoa thật tại khu vực tháp Eiffel vào ngày 14 tháng 7:
6/ “Một ngày điển hình ở Nga” là khi có gấu đi ra khỏi tàu điện
Bạn có thể xem bức ảnh này với một tiêu đề tương tự (ví dụ, “Tàu tốc hành gấu bắc cực”) trên mạng. Người ta nói bức ảnh chụp một chú gấu trắng đang bước xuống xe điện nơi nào đó ở Nga. Có thể bạn sẽ bất ngờ nhưng đó hoàn toàn là sự thật - hình được chụp tại một thị trấn thuộc Cộng Hòa Séc và chưa được chỉnh sửa. Nhưng con gấu là giả - nó chỉ là một bộ trang phục mà hai nhà hoạt động môi trường của tổ chức Greenpeace đang mặc. “Chú gấu” là một phần của chiến dịch “Bảo vệ Bắc Cực”. Nó “đi dạo” trong những thành phố Châu Âu nhằm mục đích khơi dậy sự quan tâm nhiều hơn của con người về các vấn đề xảy ra ở Bắc Cực.
7/ Một con ngỗng chết cóng khi đang sưởi ấm cho một chú cún
Vào cuối tháng 1, hàng trăm cư dân mạng xã hội đồng loạt chia sẻ bức ảnh chụp một con ngỗng bị chết cóng trong khi đang sưởi ấm một chú chó con trong đôi cánh của nó. Người ta cho rằng chúng được phát hiện ở Montana. Mặc dùng bức ảnh trông có vẻ thật nhưng trên thực tế nó đã xuất hiện từ rất lâu và nhiều khả năng câu chuyện không bắt nguồn từ Mỹ. Quan trọng hơn hết, nó lại là một sự bịa đặt.
Những hình ảnh này đã được đăng tải trên những trang web của TQ kể từ năm 2007. Bài đăng đầu tiên chúng ta có thể tìm ra là vào tháng 3 năm 2017 trên NetEase - một trang báo điện tử TQ. Dòng chữ ở dưới những bức ảnh này nói rằng con chó đang ngồi bên vệ đường và lạnh run cầm cập. Lúc đó có một đàn ngỗng đi ngang qua và chú cún vô tình chạy đến một trong số chúng và được sưởi ấm bằng đôi cánh. Vì NetEase cho phép người dùng đăng nội dung của riêng họ nên mỗi người đều có cách mô tả khác nhau cho những ảnh chụp đó và không có cách nào để nhận biết được hình nào thật và hình nào giả.
8/ Ngọn núi có hình giống đầu rùa
Vào tháng 1 năm 2019, trang Amazing Nature trên Facebook đã đăng ảnh chụp một ngọn núi có hình giống đầu một con rùa. Nó gây lập tức trở nên phổ biến nhưng ngọn núi lại không thực sự tồn tại. Bức hình được tạo ra bằng cách ghép nhiều ảnh khác lại. Đây là 2 hình ví dụ:
9/ Răng cá mập cổ đại nằm trong đốt sống một con cá voi
Bức ảnh trên là hóa thạch nhìn giống một chiếc răng cá mập cổ đại (loài megalodon) và một đốt xương cá voi nhưng chúng được tìm thấy ở hai nơi và hai thời điểm khác nhau. Người bán đã khéo léo kết hợp lại thành một tượng điêu khắc. Đây chính là những gì người sở hữu cổ vật này nói về nó. Và nếu đây đích thực là một cái răng cá mập mắc kẹt trong xương sống cá voi, giá trị của nó sẽ là hàng triệu đô và có khả năng người ta sẽ trưng bày nó trong viện bảo tàng khảo cổ học.
Bức hình được tìm thấy lần đầu trên mạng năm 2012 và bạn thậm chí có thể mua món “đồ cổ” này với giá chỉ vỏn vẹn 125 đô la!
11/ Du thuyền xả rác xuống biển
Được chia sẻ trên Facebook cách đây không lâu, bức ảnh với dòng chú thích nói rằng một du thuyền đang xả rác bừa bãi xuống biển. Hình chụp này lập tức trở nên “hot”, làm dư luận phẫn nộ và “ném đá” không thương tiếc. Làn sóng phản đối dữ dội đến mức giám đốc quốc gia về môi trường của Uruguay phải lên tiếng giải thích. Trên trang Twitter cá nhân, ông nói rằng con tàu trong hình đang khởi động tua-bin để thả neo. Mảng màu nâu có trong đó thực chất chỉ là cát và bùn từ dưới đáy biển nổi lên mà thôi.
Bạn sẽ tin bức ảnh nào là có thật nếu bạn vừa tình cờ xem trên mạng? Hình nào đã đánh lừa bạn trước đây?
Hãy chia sẻ những trải nghiệm của bạn với
Got it nào!
Nguồn ảnh: GeneReddit123 / reddit, BobertMcGee / reddit
Theo: Bright Side