Đồ dùng một lần làm từ trái bơ - phát minh mới “cứu tinh” cho môi trường ngập tràn rác thải nhựa như hiện nay
BY Phương Trần Mới đây, một công ty ở Mexico đã đưa ra một ý tưởng tuyệt vời có thể góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa như hiện nay. Theo đó, công ty này sẽ sản xuất ra những đồ dùng một lần được làm từ hạt của quả bơ thay vì vật liệu nhựa như hiện nay.Theo số liệu nghiên cứu của tổ chức Ellen Mac Arthur Foundation thì mỗi năm toàn thế giới sẽ thải ra từ khoảng 5 đến 13 triệu tấn rác thải nhựa. Những loại rác thải này sẽ mất khoảng từ vài chục tới vài trăm năm mới có thể phân hủy được. Điều này đã khiến cho cuộc sống của con người đang ngày càng bị đe dọa và “chiếm chỗ” bởi rác thải nhựa.

Rác thải nhựa đang chiếm chỗ của con người
Chính vì vậy, công ty Biofase (Mexico) đã đưa ra một phát minh thiên tài là dùng hạt quả bơ để làm những vật dụng như dao, dĩa, thìa và ống hút. Ý tưởng này xuất phát từ anh chàng sinh viên khoa hóa
Scott Munguía, 1 trong 3 thành viên sáng lập Biofase đã phát minh và nghiên cứu. Được biết, thời gian phân hủy của những đồ này tối đa là 240 ngày, ngắn hơn rất nhiều so với rác thải nhựa. Hiện tại, Biofase đang cung cấp cho thị trường mỗi năm khoảng từ 300 - 400 tấn đồ dùng từ hạt của quả bơ. Sắp tới, công ty này sẽ phát triển mạnh mẽ và tấn công sang những khu vực lân cận như Mỹ, Trung Mỹ và châu Âu.

Phát minh sản xuất đồ dùng một lần từ những trái bơ


Hy vọng rằng, ý tưởng này sẽ được nhân rộng hơn nữa để hành tinh của chúng ta không bị ngập tràn trong rác thải nhựa.