ĐANG NÓNGMỚI NHẤT
Đau xót với “Thử thách 10 năm” của Trái Đất - Rác thải ngập tràn, nhiều loài động vật tuyệt chủng   BY Chiko
10 năm qua mang tới loài người không ít điều mới mẻ tuy nhiên với thiên nhiên Trái Đất đó thực sự là một thảm họa với hàng loạt sự xuống cấp về môi trường.
Thử thách 10 năm hay còn được gọi với cái tên khác là #10yearschallenge đang là trào lưu hot trên cộng đồng mạng hiện nay. Người tham gia thử thách này phải tìm lại một bức ảnh của bản thân 10 năm trước đây và so sánh với thời điểm thời điểm hiện tại. 10 năm đối với bất cứ ai đều chứng kiến sự thay đổi dù theo hướng tích cực hay tiêu cực.
Còn với Trái Đất rộng lớn của chúng ta thì sao? Một thập kỷ qua, thế giới chứng kiến không ít sự thay đổi, kinh tế ngày càng phát triển đi cùng với đó là các tiến bộ về khoa học công nghệ, loài người đạt được không ít thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên đi cùng với đó là sự tàn phá môi trường, tàn phá thiên nhiên khủng khiếp.
Nếu thiên nhiên Trái Đất tham gia Thử thách 10 năm thì thực sự là một câu chuyện đáng buồn. Đó là tình trạng rác thải ngập tràn, nhiều loài động vật bị tuyệt chủng hoặc sắp bị tuyệt chủng, nhiều cánh rừng bị tàn phá. Dưới đây là các bức ảnh sau thử thách 10 năm mà “mẹ Trái Đất” của chúng ta phải trải qua.
Sau Thử thách 10 năm chỉ có nhựa là không thay đổi, đây là thứ có thể trường tồn suốt 10 năm qua, thậm chí một chiếc chai nhựa phải mất từ 450 đến 1000 năm để phân hủy hoàn toàn.
Sau Thử thách 10 năm chỉ có nhựa là không thay đổi, đây là thứ có thể trường tồn suốt 10 năm qua, thậm chí một chiếc chai nhựa phải mất từ 450 đến 1000 năm để phân hủy hoàn toàn.
Theo thống kê thì con người thải ra ít nhất 9 triệu tấn rác thải nhựa, nilon hàng năm và trong 10 năm qua, số lượng này khoảng 90 triệu tấn. Một con số đáng sợ bởi nó khiến cho môi trường sống không ít nơi bị phá hủy, đa phần rác thải trong số đó đang nằm ở biển và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tại đây.
Được ví như lá phổi xanh của Trái Đất nhưng tình trạng chặt phá rừng trong suốt một thập kỷ thực sự đáng báo động. Đây là hình ảnh rừng già Amazon sau 10 năm với diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Theo thống kê chỉ từ tháng 8/2017 đến tháng 7/2018, diện tích rừng Amazon biến mất 7.900 km2, tăng 13,7% chỉ sau 1 năm.
Ở rất nhiều nơi khác trên Trái Đất, ảnh vệ tinh của NASA đều chụp được sự cạn dần của các hồ nước. Giờ đây nhiều khu vực của Trái Đất chỉ còn các mảng màu nâu, màu xám khô cằn của hoang mạc, sa mạc do tình trạng thiếu nước gia tăng bởi phá rừng. Trên hình là biển Aral, Trung Á, từng là hồ nước lớn thứ 4 trên thế giới đang bị thu hẹp dần.
Vào năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử, khối băng vĩnh cửu dày và lâu đời nhất nằm ở ngoài khơi bờ biển phía Bắc Greenland, Bắc Cực bắt đầu tan chảy. Đây là minh chứng cho sự biến đổi khí hậu tác động lớn thế nào đến với Trái Đất. Với tình trạng nóng lên toàn cầu, giờ đây diện tích băng tại Bắc Cực chỉ còn 14,48 triệu km2, nhỏ hơn 1,16 triệu km2 so với mức trung bình năm 1981-2010.
Băng tan khiến cho diện tích băng ngày càng thu hẹp, các chú gấu Bắc Cực không còn môi trường sống và đang bị đẩy vào đường cùng. Biến đổi khí hậu là nguy cơ lớn nhất đe dọa đến sự sống của 26.000 cá thể gấu Bắc cực còn đang tồn tại trong một thập kỷ tới đây.
Nhiệt độ Trái Đất tăng nhanh đẩy mạnh quá trình tan băng ở Bắc Cực, gấu Bắc Cực không thể tiếp cận nguồn thức ăn chính là hải cẩu như trước đây. Rất nhiều con gấu Bắc Cực phải lang thang tìm kiếm đồ ăn trong vô vọng, thậm chí gầy trơ xương hay chết do thức ăn khan hiếm.
Trong khi đó, tình trạng săn bắn động vật không có dấu hiệu suy giảm ở nhiều khu vực trên Trái Đất khiến cho không ít loài động vật bị tuyệt chủng hoặc đe dọa bị tuyệt chủng. Trong 10 năm qua, chứng kiến sự mất đi của nhiều loài động vật, trong đó đáng buồn nhất là câu chuyện của chú tê giác trắng Sudan, cá thể tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên Trái Đất qua đời vào ngày 20/03/2018.
Còn đây chính là nạn nhân mới nhất về sự hủy hoại môi trường tác động lên động vật trong vòng một thập kỷ qua. George, cá thể của cuối của loài sên sống trên cây Achatinella apexfulva ghi nhận không còn tồn tại kể từ ngày 11/01/2019. Loài ốc này vốn một thời tung hoành khắp các hòn đảo nhiệt đới, được mệnh danh là “hòn ngọc của rừng rậm”, tuy nhiên chúng bị tuyệt chủng vì nạn chặt phá rừng và sự gia tăng của các loài xâm lấn.
Nhìn các thảm cảnh thiên nhiên xảy ra trong vòng 10 năm qua, cộng đồng mạng không khỏi xót xa trước sự đau đớn của “Mẹ Trái Đất” trước biến đổi khí hậu và sự tàn phá của chính loài người.
Thời gian trôi đi, sau 10 năm, con người với con người của 10 năm trước đem ra so sánh thì trông mập và đẹp ra vì tàn phá thiên nhiên để khai thác mọi thứ quý giá phục vụ cho bản thân mình. Và ngược lại thiên nhiên chỉ vì sự tàn phá không thương tiếc của con người mà nó ngày càng thảm hại và suy tàn”, Nickname M. L. P chia sẻ
Thật xót xa cho Trái Đất và xót xa cho cả chính loài người, sự tàn phá thiên nhiên ngày càng gia tăng thì các thảm họa thiên nhiên như sóng thần, lốc xoáy ngày càng nhiều. Liệu rằng con người còn tồn tại được bao lâu”, Nickname H. T. Q bình luận
Con người đang tự hại chính mình, rồi một ngày chúng ta phải trả giá cho điều chúng ta đang làm với Mẹ Trái Đất. Chúng ta cần phải làm gì đó trước khi quá muộn”, Nickname V. H. K đồng quan điểm
Thiên nhiên Trái Đất đang trải qua các tháng ngày thực sự tồi tệ và 10 năm qua, chứng kiến sự tàn phá môi trường ghê gớm phục vụ cho mục đích phát triển của loài người. Nhìn các bức ảnh trên đây, bạn có suy nghĩ như thế nào, cùng chia sẻ quan điểm của bản thân với Got it nhé.