Những câu đố toán đơn giản nhưng người lớn chưa chắc biết làm
Trên mạng xã hội gần đây có đăng tải vài bài toán dành cho học sinh tiểu học nhưng lại gây tranh cãi của rất nhiều người. Thậm chí nhiều người lớn cũng chưa chắc đã biết làm. Dưới đây là 3 bài toán gây nhiều tranh cãi trong dư luận.
1. Bài toán 50.000.
Nội dung bài toán như sau:
Bạn muốn mua một cái váy 97.000 nhưng không có tiền. Bạn vay bố 50.000 và vay mẹ 50.000, tổng cộng bạn có 100.000. Bạn mua cái váy và nhận 3.000 tiền thừa.
Bạn đưa gửi lại bố 1.000, mẹ 1.000 và giữ lại 1.000. Giờ bạn nợ mẹ 49.000 vs bố 49.000. Tổng cộng: 49.000 + 49.000 = 98.000 + 1.000 = 99.000. Hỏi rằng: 1.000 còn lại đã mất đi đâu?
Lời giải:
Sau khi bạn mua cái váy trị giá 97.000, bạn còn thừa 3.000. Lúc này bạn gửi trả bố 1.000, mẹ 1.000 nên bạn chỉ còn nợ mỗi người là 50.000 - 1.000 = 49.000 và bạn còn 1.000 tiền thừa.
Đến đây:
- Nếu bạn đưa nốt 1.000 cho bố hoặc mẹ thì bạn còn nợ họ là 98.000 - 1.000 = 97.000, vừa bằng giá trị cái váy.
- Nếu bạn giữ lại 1.000 cho mình cộng thêm cái váy giá 97.000 thì tổng cộng bạn có 98.000, vừa đúng bằng số tiền bạn nợ bố, mẹ.
Như vậy 1.000 không mất đi đâu cả.
2. Bài toán bậc tiểu học gây nhiều tranh cãi.
Nội dung bài toán:
6:2 (1+2) =?

Phép tính tưởng chừng như rất đơn giản này lại gây ra tranh cãi cho hàng trăm ngàn người.
Nhóm người thứ nhất cho rằng phép toán này có thể viết thành:
Nhóm người thứ hai lại cho rằng làm thứ tự ưu tiên gồm phép nhân chia trước, cộng trừ sau, trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau. Ở đây gồm cả hai yếu tố trên cho nên cứ làm tuần tự từ trái qua phải cho ra kết quả như sau:
6:2 (1+2) = 3 x (1+2) = 9.
Cả hai cánh làm trên đều có vẻ đúng, vậy theo bạn thì bạn chọn đáp án nào?.
3. Bài toán con gà 8x4 hay 4x8?

Nội dung bài toán như sau: Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi Nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà?
A (4x8=32); B (8x4=32); C (4+8=12); D (8:4=2).
Ở bài toán này, học sinh lựa chọn đáp án đúng là A (4x8=32), tuy nhiên giáo viên gạch sai và cho rằng B (8x4=32) mới là phương án chính xác.
Bài toán này gây cho nhiều phụ huynh sự thắc mắc, họ cho rằng 4x8 không khác gì 8x4. Tuy nhiên, TS Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng đáp án của giáo viên là chính xác. Tiến sĩ Hương cho biết: Bài toán tính gà trên giúp học sinh phân biệt được đâu là đơn vị tính, đâu là số lần được gấp lên. Cụ thể ở bài này, số gà là đơn vị tính nên phép tính phải được viết là 8x4, tức là 8 con gà gấp lên 4 lần. Nếu viết, 4x8 sẽ được hiểu là số chuồng gấp lên 8 lần. Cho nên với cùng một kết quả là 32 nhưng yêu cầu tính số gà mà dùng phép tính 4x8 là sai về bản chất.
Nguồn ảnh: Internet.