ĐANG NÓNGMỚI NHẤT
8 nguyên tắc “sống còn” nhất định phải nhớ khi gặp sự cố máy bay   BY Ngoc Nguyen
Từ sau vụ rơi máy bay kinh hoàng của chuyến bay 370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines năm 2014, tai nạn hàng không trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết. Mới đây, vụ rơi máy bay thương tâm tại Indonesia với 189 hành khách được cho là khó bảo toàn được tính mạng đã khiến cả thế giới một lần nữa phải sửng sốt.
Và dù rất nhiều người bất an khi di chuyển bằng máy bay thì đây vẫn là phương tiện thuận lợi khi di chuyển. Vậy cách tốt nhất để khiến bạn an tâm hơn khi sử dụng loại hình di chuyển này là gì? Hãy bỏ túi ngay 8 nguyên tắc “sống còn” mà bạn nhất định đừng bao giờ quên.
1. Hãy luôn nhớ rằng bạn chỉ có tổng cộng 90 giây để hành động
Nhiên liệu của máy bay là thứ không thể thiếu khi cất cánh nhưng cũng là thứ khiến chiếc bay máy nhanh chóng trở thành tro tàn khi có sự cố. Chính vì vậy 90 giây là toàn bộ thời gian cho phép bạn tỉnh táo để tìm cách giải thoát mình. Đừng quan tâm tới hành lý bởi chính thao tác nhanh nhẹn của bạn sẽ quyết định đến tính mạng của bản thân bạn và rất nhiều hành khách khác. Ngoài ra, khi cơ thể ở trên không và gặp hiệu ứng khi máy bay rơi, bạn sẽ dễ rơi vào cơn buồn ngủ hoặc mất tỉnh táo. Hãy cố gắng giữ tinh thần ổn định để lắng nghe hướng dẫn từ phi hành đoàn.
90 giây quý báu nhất định phải ghi nhớ
90 giây quý báu nhất định phải ghi nhớ
2. Hãy nằm lòng nguyên tắc 3-8
Đa số các sự cố máy bay xảy ra ngay sau 3 giây cất cánh8 giây sau khi hạ cánh xuống đường băng. Đó là lí do mà các tiếp viên lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại rằng 2 khoảng thời gian này vô cùng nhạy cảm và buộc tất cả các hành khách phải tuân thủ chặt chẽ các quy tắc cất cánh và hạ cánh. Đừng chỉ vì một chút lơ đễnh mà nguy hiểm đến tính mạng.
3 giây đầu tiên khi cất cánh và 8 giây đầu tiên khi tiếp xúc với đường băng là cực kì nhạy cảm
3 giây đầu tiên khi cất cánh và 8 giây đầu tiên khi tiếp xúc với đường băng là cực kì nhạy cảm
3. Chọn máy bay lớn
Có vẻ ngạc nhiên nhưng sự thật là những chiếc máy bay lớn sẽ có xác suất gặp sự cố ít hơn những chiếc máy bay nhỏ. Một khi có sự cố xảy ra, phần trăm hi vọng sống sót của những chiếc máy bay lớn cũng cao hơn máy bay nhỏ trong trường hợp chúng còn mới và được bảo dưỡng đúng cách.
Máy bay lớn có xác suất tai nạn ít hơn và khả năng sống sót cao hơn
Máy bay lớn có xác suất tai nạn ít hơn và khả năng sống sót cao hơn
4. Ghi nhớ quy tắc 5 hàng
Nếu có thể lựa chọn, hãy chọn cho mình một chỗ ngồi trong số 5 hàng kể từ lối thoát hiểm. Khi xảy ra sự cố, đây là vị trí dễ dàng tiếp cận với nơi chạy thoát. Ngoài ra, so với hàng ghế sát cửa sổ thì hàng ghế dọc hành lang cũng sẽ mang lại phần trăm sống sót cao hơn khi có sự cố.
Ghi nhớ nguyên tắc 5 hàng để chọn chỗ ngồi yên tâm nhất nếu có thể lựa chọn
Ghi nhớ nguyên tắc 5 hàng để chọn chỗ ngồi yên tâm nhất nếu có thể lựa chọn
5. Hãy chuẩn bị cho mình một thể trạng thật tốt
Có sống sót hay không khi gặp sự cố máy bay còn phụ thuộc vào khả năng ứng biến của hành khách và tình trạng sức khỏe của họ. Hãy đảm bảo mình đủ tỉnh táo mà minh mẫn để bước lên máy bay và có thể chịu được sự rung lắc ở một mức độ nhất định để tìm cách giải thoát cho chính mình.
Một sức khỏe dẻo dai và sức chịu đựng cao cũng giúp bạn sống sót
Một sức khỏe dẻo dai và sức chịu đựng cao cũng giúp bạn sống sót
6. Đọc hướng dẫn kĩ càng
Dù bạn có đi máy bay 100 lần thì trong 100 lần đó, không lần nào được bỏ qua phần đọc hướng dẫn và lắng nghe lưu ý từ tiếp viên. Rất nhiều người bỏ qua bước này vì chủ quan và thậm chí làm ngược lại những thông tin bắt buộc. Điều này là cực kì nguy hiểm khi có bất cứ biến cố nào xảy ra trong quá trình bay.
7. Đeo mặt nạ Oxy ngay lập tức
Ngay khi nhận được tín hiệu nguy hiểm, đeo mặt nạ Oxy là điều cần làm đầu tiên. Đừng đợi cho đến khi áp lực giảm xuống mới làm điều đó. Cố gắng thực hiện đúng hướng dẫn và giữ chặt để tránh nguy cơ rơi khi máy bay rung lắc.
8. Và đây. tư thế bắt buộc phải nằm lòng khi có sự cố
Thuật ngữ hàng không gọi đây là “brace position” có nghĩa là tư thế chuẩn bị khi máy bay rơi. Nếu đi những chuyến bay nước ngoài bạn sẽ nghe được lời cảnh báo như: “Brace! Brace!”, “Brace for impact” khi máy bay bắt buộc phải dừng khẩn cấp trên mặt đất hoặc trên biển. Tư thế này rất hiệu quả trong việc tránh tối đa chấn thương vùng đầu và giúp bạn giữ được bình tĩnh. Tư thế này còn được gọi là tư thế bào thai. Đây là tư thế mô phỏng lại cách em bé nằm khi còn trong bụng mẹ. Bạn phải cong lưng, cúi đầu, áp ngực vào đùi, tay co sát cơ thể, giống như một bào thai. Để tăng thêm tính an toàn, các chuyên gia còn khuyên bạn dùng hai tay ôm chặt đầu để tạo một khối kiên cố. Điều này giúp giảm thiểu tối đa các lực tác động, xung lực cũng như giảm đi các chấn thương có thể có của đối với vùng ngực, bụng và đầu. Về mặt tâm lí, 9 tháng trong bụng mẹ được cho là khoảng thời gian một con người cảm thấy an toàn và thoải mái nhất. Điều này giúp trấn an được cơn sợ hãi, giúp bạn bình tĩnh xử lí các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Tư thế giúp tránh tối đa thương tổn
Tư thế giúp tránh tối đa thương tổn
Đây cũng là tư thế áp dụng khi có sự cố va chạm xe ô tô
Đây cũng là tư thế áp dụng khi có sự cố va chạm xe ô tô
Tỉ lệ tai nạn ở máy bay dường như là thấp nhất trong các phương tiện di chuyển hiện đại. Do đó, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức mang tính chất “sống còn” để có thể vượt qua được những sự cố khó lường trước khi di chuyển bằng loại hình này.