Số phận bi thảm của cô mèo đầu tiên bay vào vũ trụ
BY Joliesse Từ những thập niên 50 của thế kỉ XX, con người đã bắt đầu sử dụng các loài động vật như những phi hành gia bay vào vũ trụ nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, có thể kể đến như chú chó Laika, chú khỉ Albert, chú tinh tinh Ham… Ngoài ra, cô mèo Félicette cũng là một trong số ít những loài vật còn sống sót sau khi du hành vũ trụ, có đóng góp lớn lao cho nền khoa học nhân loại.Thế nhưng, cô mèo này lại có số phận khá bi thảm.
Năm 1961, Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Pháp được thành lập giúp Pháp trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới thành lập Cơ quan hàng không vũ trụ sau Mỹ và Liên Xô. Năm 1963, giới khoa học Pháp bắt đầu thực hiện chương trình nghiên cứu để chuẩn bị cho việc đưa con người vào không gian. Chương trình này được bắt đầu với việc đưa loài mèo lên vũ trụ nhằm thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của không trọng lực lên não bộ.
“Nếu động vật có thể tồn tại trong vũ trụ thì con người cũng vậy” - báo cáo của nghiên cứu này cho biết.
Có tất cả 14 chú mèo đã được chọn tham gia vào khóa huấn luyện đặc biệt, trong đó có cô mèo
Félicette. Và cô mèo này là cô mèo duy nhất được chọn sau khi khóa huấn luyện kết thúc, bởi cô mèo này rất ngoan ngoãn, hiền lành. Cũng có nguồn tin cho rằng
Félicette được chọn bởi 13 chú mèo con lại đều bị thừa cân.

Cô mèo đầu tiên bay vào vũ trụ
18/10/1963,
Félicette chính thức trở thành cô mèo đầu tiên được du hành vũ trụ. Cô mèo được đặt trong một chiếc hộp chuyên dụng, gắn vào tên lửa Véronique AG1 và được phóng đi với tốc độ gấp 5-6 lần tốc độ âm thanh. Hành trình của
Félicette kéo dài 50 phút. Sau đó, cô mèo đã “nhảy dù” trở về Trái Đất và được đội trực thăng đặc biệt nghênh đón.

Cô mèo được đưa lên tên lửa để bắt đầu hành trình bay vào không gian
Sau khi hạ cánh, mèo
Félicette vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và không có bất kỳ vết thương nào. Những tưởng cô mèo sẽ tiếp tục sống và phục vụ khoa học, nhưng thật không may, cô mèo đã phải chết ngay sau đó. Lý do đưa ra là trước khi thực hiện chuyến đi, cô mèo
Félicette đã được gắn một điện cực vào não bộ. Và để phục vụ cho nghiên cứu, các nhà khoa học buộc phải mổ phanh não của cô mèo.
Thậm chí, ngay cả khi đã bị buộc phải chết nhân đạo vì mục đích cao cả,
Félicette vẫn phải chịu nhiều bất công khi những đóng góp lớn lao của cô mèo dường như bị chìm vào quên lãng. Những đồng nghiệp của cô mèo, những loài vật đầu tiên bay vào vũ trụ, đều được vinh danh: chú tinh tinh đầu tiên bay vào vũ trụ được mai táng tại Đại sảnh Danh dự Không gian Quốc tế, chú chó Laika nổi tiếng có một bức tượng đồng kỷ niệm. Còn cô mèo thì chẳng có gì ngoài bài đăng trên góc báo nhỏ, những lá tem kỷ niệm nhưng đã bị đổi tên và giới tính.

Cô mèo Félicette bị đổi thành chú mèo Felix trên chính tem kỷ niệm của mình
Một vài lý do đã được đưa ra, cho rằng
Félicette chỉ là nhân vật thay thế cho chú mèo đực có tên Felix, do chú mèo này đã bỏ trốn trước khi thử nghiệm diễn ra. Tuy nhiên, lý do thực sự dẫn đến sự thay đổi này chính là do quan niệm sai lầm thời bấy giờ:
“Đàn ông luôn là người dẫn đầu.”Sau khi những hình ảnh về cô mèo Félicette được chia sẻ, nhiều người đã tỏ ra bất bình và thương xót cho cô mèo xấu số.
“Ai cần danh dự gì chứ. Nó là mèo, nó chỉ muốn sống tốt thôi.”“Tội nghiệp cô mèo. Cô chỉ muốn sống như bao con mèo khác thôi. Con người lại đưa cô bay vào vũ trụ rồi còn bắt cô hi sinh vì khoa học mà chẳng hề được vinh danh chỉ vì cô là cái, không có quyền được vinh danh. Họ thật độc ác!”“Thật tội nghiệp con mèo. Nghe tới đoạn phải chết nhân đạo mà đau lòng.”Rõ ràng, cô mèo
Félicette đã có đóng góp không hề nhỏ cho nền khoa học nhân loại. Cô mèo xứng đáng được vinh danh. Tháng 11/2017, một startup tại Pháp đã kêu gọi vốn để nhằm xây dựng một đài tưởng niệm dành riêng cho
Félicette. Tuy nhiên, chưa rõ khi nào chúng ta mới được thấy công trình được hoàn thiện, để cái tên
Félicette chính thức được vinh danh trong bản đồ khoa học hàng không vũ trụ thế giới.