15 loại cây lọc sạch không khí, hút các chất độc được NASA khuyên trồng trong nhà
BY Daisy Theo nghiên cứu về chất lượng không khí của NASA, một ngôi nhà bình thường có chứa nhiều chất độc nguy hiểm như Formaldehyd, carbon monoxide, trichloroen và amoniac.Tin tốt là chúng ta có những loài thực vật có thể hấp thụ tới 90% các chất ô nhiễm và hóa chất này.
1. Hoa nhài (Jasmine)
Hoa nhài có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tinh thần của chúng ta do trong cây có một hóa chất làm giảm lo lắng, cải thiện tâm trạng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng khả năng miễn dịch.
2. Cây nhện (Spider plant)
Cây nhện là những chiến binh tuyệt vời chống lại formaldehyd, carbon monoxide và các tạp chất không khí độc hại khác. Những chất ô nhiễm này thường đi kèm với túi giấy, giấy sáp, khăn ăn, ván ép và vải tổng hợp. Nếu bạn không có thời gian trồng nhiều cây một lúc thì trồng một cây nhện là lựa chọn hoàn hảo cho bạn, vì nó không đòi hỏi nhiều sự chăm sóc.
3. Lan ý (Peace Lily)
Hoa lan ý có những bông hoa trắng rất đẹp. Ngoài vẻ đẹp thích hợp cho trang trí thì loài cây này là chuyên gia trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm trong không khí - hấp thụ amoniac, formaldehyd, và trichloroethylen, làm cho không khí trong nhà sạch hơn. Tuy nhiên bạn hãy cẩn thận nếu bạn bị dị ứng liên quan đến phấn hoa.
4. Cây lưỡi hổ (Snack plant)
Cây lưỡi hổ là một cây trồng tuyệt vời trong phòng ngủ, vì nó cải thiện chất lượng không khí trong nhà rất tốt. Cây lưỡi hổ loại bỏ tất cả các loại độc tố bao gồm trichloroethylen, formaldehyd, toluene, benzen và xylene. Để tối ưu hóa quá trình lọc không khí, bạn nên trồng nhiều cây một lúc. Đặc biệt lưỡi hổ được coi là một trong những cây dễ chăm sóc nhất, không cần ánh sáng mặt trời trực tiếp.
5. Hương thảo (Rosemary)
Hương thảo được biết đến như một loại thảo mộc giúp cải thiện sự tập trung và trí nhớ. Người ta cũng sử dụng hương thảo để giảm đau cơ, tăng cường hệ thống miễn dịch và tuần hoàn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá để nấu ăn.
6. Thường xuân (English Ivy)
Cây thường xuân thanh lọc tới 90% nấm mốc trong không khí có thể gây ra dị ứng và giúp những người mắc bệnh hen suyễn thở tốt hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng cây thường xuân có độc, hãy cẩn thận không để thú cưng và trẻ em ăn phải.
7. Hoa oải hương (Lavender)
Hoa oải hương là một lựa chọn tuyệt vời để giảm căng thẳng và mất ngủ, làm dịu sự bồn chồn, lo lắng và trầm cảm.
8. Nha đam (Aloe Vera)
Nha đam nổi tiếng với rất nhiều tác dụng chữa bệnh: làm mịn và giữ ẩm cho làn da bị kích thích và điều trị bỏng, cháy nắng, tê cóng, bệnh vẩy nến.
9. Trầu bà (Golden Pothos)
Loài cây này rất tốt trong việc loại bỏ các hóa chất như trichloromethyl (chủ yếu được tìm thấy trong keo, sơn và chất tẩy rửa) ra khỏi không khí. Trầu bà cực kỳ dễ sống, vì vậy nếu bạn không có kỹ năng trồng trọt lắm thì đây sẽ là một cây khởi đầu tuyệt vời cho bạn.
10. Cây sung cao su (Rubber Plant)
Cây sung cao su phát triển rất nhanh và dễ trồng. Những chiếc lá khổng lồ hấp thụ những thành phần xấu từ không khí. Bạn nên lau bụi trên lá thường xuyên để cây phát huy tác dụng tốt nhất.
11. Cây dứa cảnh (Bromeliads)
Cây dứa cảnh hấp thụ tới 90% hóa chất độc hại như benzen, hình dáng cây lại độc đáo thích hợp làm cảnh trong nhà.
12. Hoa đồng tiền (Gerbera)
NASA đã gọi cây này là loài tốt nhất trong việc loại bỏ benzen khỏi không khí trong nhà và nhả oxy vào ban đêm. Trồng cây này rất có lợi cho những người mất ngủ và bị chứng ngưng thở khi ngủ.
13. Dương xỉ (Boston Fern)
Cây dương xỉ được xem là một cỗ máy tạo độ ẩm tự nhiên tuyệt vời. Nó cũng giúp làm sạch không khí và chống lại formaldehyd và các độc tố khác. Dương xỉ rất dễ trồng và thích bóng râm, chỉ cần kiểm tra đất hàng ngày để đảm bảo đủ độ ẩm là được.
14. Hoa đỗ quyên (Azalea)
Là một loài cây rực rỡ sắc màu, hoa đỗ quyên giúp hấp thụ chất độc lơ lửng trong không khí và làm không khí trong lành hơn.
15. Trầu bà lục lăng (Philodendron)
Cây này khá nổi tiếng trong việc lọc các hóa chất độc hại như xylene và formaldehyd từ không khí. Đặc biệt thích hợp trồng trong các khu vực thiếu sáng và không cần chăm sóc nhiều. Nhưng cũng như thường xuân, cây này có thể gây nguy hiểm nếu ăn phải.