Những người bán hàng đang “móc túi” bạn tinh vi đến cỡ nào?
BY Ngô Minh Hiền Người tiêu dùng bây giờ thừa thông minh để biết được những chiêu trò móc túi tiền của người bán. Nhưng cái hay của nghệ thuật bán hàng không phải là giấu kỹ bí kíp không cho ai biết, mà là ai cũng biết nhưng vẫn không thể dừng việc mua sắm lại..Định giá lẻCó bao giờ bạn tự hỏi tại sao giá của những thỏi son, quần áo thường là 199.000 VNĐ thay vì 200.000 VNĐ, tại sao giá của chiếc iphone 7 là 15.999.000 VNĐ mà không phải là 16.000.000 VNĐ. Phải chăng, đúng như những người bán hàng giải thích, vì số 9 thể hiện cho mong muốn trọn vẹn, lâu bền nên được người phương Đông ưa chuộng? Nếu nghĩ như vậy thì xin chia buồn với bạn, bạn đã rơi vào tay những người bán hàng tinh quái rồi đấy.

Những con số 9 gửi gắm trong đó không chỉ ý nghĩa về sự vĩnh cửu, trường tồn…

…mà còn gửi gắm trong đó biết bao “tâm tình” của người bán
Thực chất câu chuyện về giá chẵn, giá lẻ rất đơn giản. Đó chỉ là một trong những chiến lược marketing mà hầu hết những người bán hàng sử dụng để móc hầu bao của chúng ta mà thôi. Lý do rất đơn giản: khi người tiêu dùng xem giá một sản phẩm, họ chỉ chú ý đến con số đầu tiên của dãy số. Ví dụ như 199.000 thường được liên tưởng tới 100.000 VNĐ thay vì là 200.000 VNĐ, và những con số lẻ đằng sau, càng lẻ thì ta càng coi đó là “tiền lẻ”. Đã là tiền lẻ thì tất nhiên là rẻ rồi! Nắm được tâm lý đó, hầu hết các nhà phân phối bán lẻ đều sử dụng chiến lược này.
2. Giá tương phảnNếu như định giá lẻ có thể áp dụng được từ bán online đến bán hàng trực tiếp tại cửa hàng thì chiêu giá tương phản thường được những người bán hàng thông minh vận dụng khi bán hàng trực tiếp. Khi bước vào một cửa hàng, bạn đang phân vân không biết mua gì? Một nhân viên bán hàng thông minh là người sẽ dẫn bạn ra gian hàng cao cấp với mức giá trên trời. Sau một thời gian tư vấn, bạn vẫn từ chối mua hàng. Đó là thời cơ tốt để người bán hàng dẫn bạn sang những gian hàng có mức giá hợp lý hơn. Cùng là một chiếc áo sơ mi trắng, một chiếc hàng hiệu trị giá hàng triệu đồng, một chiếc là của thương hiệu bình dân nhưng chất liệu khá ổn mà mức giá chỉ có vài trăm. Liệu lúc đó bạn có cảm thấy mình mua được một sản phẩm tốt với giá hời và không ngần ngại rút ví.

Không phải các cửa hàng thương mại hay trung tâm mua sắm, chiến lược giá này được áp dụng phổ biến nhất ở các trung tâm thể thao, phòng tập thể hình. Ban đầu các nhân viên sẽ giới thiệu cho bạn hàng loạt các chương trình tập với huấn luyện viên với mức giá lên đến hàng triệu đồng một buổi tập. Nhưng chỉ cần bạn có ý định muốn từ chối, có mấy nhân viên lại để bạn ra về mà không quên nói về những chương trình giảm giá “bí mât” chỉ áp dụng cho riêng bạn, như ghép bạn cùng với một nhóm người khác để được mua với mức giá ưu đãi hơn…
3. Để sản phẩm xuất hiện càng nhiều càng tốt
Nhìn ấy sản phẩm ấy lần đầu, chắc gì bạn đã để ý? Nhưng đến lần thứ 2, thứ 3 rồi n lần thì sao. Khi chán không có cái gì để đọc, bạn sẽ nhấn chuột vào để xem, sẽ tự hỏi mình mua cái đó về rồi sẽ dùng nó như thế nào, khi bạn có nó thì cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp ra sao. Chẳng cần những lần quảng cáo ngân nga hay hoa mỹ, chỉ cần kích thích cho não bộ của người tiêu dùng tiếp xúc thật nhiều với một hình ảnh, phần còn lại cứ để não đem trí tưởng tượng của người tiêu dùng bay cao, bay xa là người bán đã có thể bán được hàng.

Spam “thông minh” cũng là một cách để thu hút sự chú ý của khách hàng