ĐANG NÓNGMỚI NHẤT
Chuyên gia tiết lộ 7 chiêu trò người khác sử dụng để thao túng bạn   BY Yenanh
Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống như mua hàng chục đôi giày chẳng để làm gì hay phải ở nhà trông con giúp hàng xóm thay vì đi xem phim chưa? Đó là vì bạn không nhận ra rằng người khác đã dùng chiêu trò để thao túng bạn.
1. “Nhưng các bạn của bạn đều mua nó.”
“Bạn không bắt buộc phải mua cái váy này nhưng trông nó thật đẹp đúng không?”
“Bạn không bắt buộc phải mua cái váy này nhưng trông nó thật đẹp đúng không?”
Có cả một nghiên cứu khoa học về việc làm thế nào để khiến ai đó mua một thứ mà họ không thực sự cần. Nhân viên bán hàng thường chú ý đến ngoại hình và nhóm xã hội của khách hàng. Vì vậy, nếu bạn là sinh viên, một bà mẹ đi làm hoặc một bà nội trợ, họ sẽ nói rằng “tất cả mọi người như bạn thường mua những chiếc váy như vậy!"
Đó là cách hoạt động của dịch vụ quảng cáo trên Instagram - bạn theo dõi những người ít nhiều giống bạn, khi họ quảng cáo họ đã mua thứ gì đó - bạn cảm thấy bị tụt hậu và muốn mua thứ giống họ.
2. Phương pháp “hạ thấp mục tiêu”
- Cho tôi vay $100 được không?<div class=il></div>- Xin lỗi nhé, tôi không đủ tiền cho anh vay.<div class=il></div>- Vậy cho tôi vay $30 nhé?<div class=il></div>- Okey.
- Cho tôi vay $100 được không?
- Xin lỗi nhé, tôi không đủ tiền cho anh vay.
- Vậy cho tôi vay $30 nhé?
- Okey.
Trong marketing có một phương pháp là nếu bạn nhận được câu trả lời “không”, hãy hỏi lại, nhưng đưa ra yêu cầu nhỏ hơn và nhẹ nhàng hơn hoặc thậm chí làm điều gì đó có vẻ như có lợi cho người đó, và cơ hội nghe câu trả lời “có” của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.
Ví dụ nếu đồng nghiệp của bạn hỏi vay bạn $100, thường bạn sẽ không cho vay nhưng nếu họ vay bạn $30 và hứa sẽ trả trong vòng 1 tuần thì rất có khả năng bạn sẽ gật đầu đồng ý đúng không nào?
3. Ứng xử thân tình
Chào cô, để tôi giới thiệu với cô sản phẩm mới của chúng tôi nhé! Tôi nghĩ đây chính là thứ cô đang tìm!
Chào cô, để tôi giới thiệu với cô sản phẩm mới của chúng tôi nhé! Tôi nghĩ đây chính là thứ cô đang tìm!
Các nhà nghiên cứu ở Đại học bang Sam Houston đã phát hiện ra rằng những người tham gia nghiên cứu có nhiều khả năng đồng ý điền vào bảng khảo sát nếu có kèm theo lời nhắn viết tay nhờ họ giúp đỡ. “Điều này nói lên tầm quan trọng của ứng xử thân tình”, Jephtha Tausig-Edwards, một nhà tâm lý học lâm sàng hành nghề tại New York và Massachusetts nói.
Vì vậy, khi người bán yêu cầu bạn cung cấp tên, nghề nghiệp, hoặc người nhận món hàng bạn mua tức là họ đang cố gắng để tạo sự liên kết với bạn, để có vẻ giống như một người biết quan tâm, bởi vì nó làm cho quá trình bán hàng dễ dàng hơn.
4. Tiếp cận thường xuyên
Anh có nhớ đôi hoa tai mà em đã kể với anh nhiều lần rồi không?
Anh có nhớ đôi hoa tai mà em đã kể với anh nhiều lần rồi không?
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford, mọi người cảm thấy không thoải mái khi họ từ chối một người nhiều lần. Vì vậy, nếu bạn từ chối một yêu cầu của ai đó và sau đó chính người đó lại tiếp cận bạn với một yêu cầu khác, rất có khả năng bạn sẽ đồng ý! Theo các nhà nghiên cứu giải thích, đó là bởi vì bạn cảm thấy tội lỗi hoặc bạn cảm thấy rằng bạn làm họ thất vọng ngay lần đầu tiên.
5. Đưa ra những hứa hẹn về lợi ích của bạn
- Em thực sự không thích thành phố này.<div class=il></div>- Khi chúng ta tới đó em nhất định sẽ thích. Ở đó có đủ các cửa hiệu mà em thích đấy!
- Em thực sự không thích thành phố này.
- Khi chúng ta tới đó em nhất định sẽ thích. Ở đó có đủ các cửa hiệu mà em thích đấy!
Các nhà nghiên cứu từ Đức phát hiện ra rằng mọi người có nhiều khả năng đồng ý với những yêu cầu có kèm theo hứa hẹn về lợi nhuận. Thủ thuật này thường được sử dụng bởi những người đang theo đuổi mục tiêu ích kỷ của bản thân. Vì vậy, quan trọng là bạn phải biết phân biệt giữa những đề nghị thực sự có lợi nhuận hoặc đề nghị chân thành của bạn bè với những người đang cố lừa bạn.
6. You can always say “No.”
- Tôi vẫn hơi băn khoăn về điều khoản này.<div class=il></div>- Anh có thể hủy hợp đồng bất cứ khi nào anh muốn.
- Tôi vẫn hơi băn khoăn về điều khoản này.
- Anh có thể hủy hợp đồng bất cứ khi nào anh muốn.
Việc để ai đó nói “không” đôi khi cũng mang lại sức mạnh nhất định đó là nhắc nhở họ rằng họ có tự do và để người khác nới lỏng cảnh giác cũng là một mánh khóe phổ biến. Nếu ai đó nói với bạn rằng “Bạn không cần phải…” hay “điều này có vẻ tốt với bạn, nhưng tùy vào quyết định của bạn thôi” thì theo các nhà tâm lý học giải thích, kỹ thuật này khiến bạn tin là bạn có quyền tự do, giúp bạn cảm thấy thoải mái tất nhiên khả năng bạn nói “có” là chắc chắn.
7. Trả lời “có” 3 lần
- Này, chúng ta là bạn thân đúng không? Tớ chưa bao giờ làm cậu buồn đúng không? Thế cậu cho tớ mượn $200 nhé?<div class=il></div>- Uh…Đúng… Ok.
- Này, chúng ta là bạn thân đúng không? Tớ chưa bao giờ làm cậu buồn đúng không? Thế cậu cho tớ mượn $200 nhé?
- Uh…Đúng… Ok.
Có một kỹ thuật nổi tiếng mà bạn có thể sử dụng nếu bạn muốn một người nói đồng ý, hãy hỏi ít nhất 2 câu hỏi nhỏ mà bạn biết bạn sẽ nhận được câu trả lời tích cực - và sau đó hãy đưa ra đề nghị! Như các nhà tâm lý học nói, chúng ta trung thành với các giá trị và hành vi của mình và chúng ta thường bị dẫn dắt đến việc cam kết mọi thứ, dễ dàng đồng ý với nhiều yêu cầu hơn. Nếu bạn thấy mình nói “có” với ngày càng nhiều đề nghị từ người khác hơn thì họ đã đưa bạn vào tầm ngắm rồi đó!
Theo: Bright Side