8 thứ bạn không nên cho ai mượn, kể cả đó là người thân yêu nhất
BY Daisy Chúng ta đều biết rằng không nên xài chung lược và bàn chải đánh răng với người khác. Thế nhưng còn 8 thứ nữa chúng ta cũng nên “của ai nấy xài” tương tự vậy.8. Son môi
Một người bạn để quên cây son ở nhà nên hỏi mượn son của bạn để “xài ké”. Bạn không nên cho cô ấy mượn vì những vi khuẩn gây bệnh có thể lây dễ dàng qua son môi. Ngay cả khi người kia không có phát ban rõ ràng, vi-rút vẫn có thể có trong màng nhầy miệng và nước bọt.
Thỉnh thoảng, bạn có thể sử dụng khăn giấy sạch để loại bỏ lớp trên cùng của son môi để giảm bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ.
7. Tai nghe
Mỗi người có sự cân bằng hệ vi khuẩn độc đáo trong ráy tai của mình. Khi chúng ta dùng chung tai nghe với người khác thì sự cân bằng này có thể bị phá vỡ và dẫn đến nhiễm trùng tai.
Bạn có thể loại bỏ ráy tai khỏi bề mặt tai nghe bằng cách sử dụng tăm bông thấm dung dịch tẩy rửa an toàn. Tránh bôi quá nhiều chất lỏng để không làm hỏng loa. Các miếng đệm có thể được khử trùng bằng cách lau bằng dung dịch cồn. Trong trường hợp sử dụng thường xuyên, hãy nhớ vệ sinh tai nghe ít nhất một lần một tuần.
6. Kẹp tóc và phụ kiện tóc

Hầu hết mọi người biết rằng cho mượn lược là điều không nên làm. Hậu quả tương tự cũng áp dụng với tất cả các phụ kiện tóc tiếp xúc với da đầu. Nấm và chấy dễ dàng lây lan bằng cách dùng chung băng đô, lược, kẹp, hoặc dụng cụ uốn tóc…
Bạn nên chà rửa đồ dùng mỗi vài tuần, tùy thuộc vào tần suất sử dụng. Dụng cụ uốn và kẹp tóc kim loại có thể được rửa sạch bằng nước xà phòng và lau khô chúng sau đó.
5. Lăn khử mùi
Ngay cả với những lọ khử mùi có đặc tính kháng khuẩn thì bề mặt tiếp xúc với da vẫn có thể chứa vi khuẩn. Dùng chung lăn khử mùi rất dễ làm vi khuẩn gây mùi hôi lây lan.
Tốt nhất bạn nên sử dụng chất khử mùi ngay sau khi tắm. Trong ngày, nếu cần sử dụng lại lăn khử mùi thì bạn nên lau nách bằng khăn ướt cho sạch trước rồi hãy dùng lăn khử mùi sau.
4. Khăn
Chức năng chính của khăn khăn là hấp thụ lượng chất lỏng tối đa từ bề mặt cơ thể bạn. Đó là lý do tại sao chiếc khăn ẩm để trong phòng tắm sẽ trở thành nơi sinh sản hoàn hảo cho nấm mốc, vi khuẩn.
Các chuyên gia vệ sinh khuyên nên thay khăn sau mỗi 3-4 ngày. Tốt nhất là phơi khô khăn tắm của bạn trên ban công hoặc ở nơi ẩm ướt thay vì để chúng trong phòng tắm.
3. Đồ làm móng và mỹ phẩm
Nhíp, đồ cắt móng tay, máy cạo lông, dao cạo râu và các phụ kiện khác chỉ nên được sử dụng cá nhân. Khi sử dụng thường xuyên, những vật này có khả năng dính những giọt máu siêu nhỏ không nhìn thấy trên bề mặt của chúng.
Tốt nhất là sau mỗi lần sử dụng, bạn lau sạch bề mặt phụ kiện bằng cồn.
2. Phụ kiện chăm sóc da
Bàn chải làm sạch da mặt, con lăn massage, và bọt biển rửa mặt có vẻ dễ dàng rửa sạch. Tuy nhiên, theo thời gian, bề mặt của chúng cũng tích tụ những mảnh da nhỏ có chứa vi khuẩn. Điều này có thể gây ra mụn trứng cá và bong da mặt.
Đừng quên rửa cẩn thận các phụ kiện bằng xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Cũng nên thay đổi chúng sau mỗi 2-3 tháng.
1. Dép đi trong nhà
Khi bạn đi giày dép, chân của bạn sẽ đổ mồ hôi, tạo điều kiện sinh sản hoàn hảo cho nấm. Cố gắng tránh thói quen mang dép vào chân ướt để tránh sự xuất hiện của nấm và vi khuẩn.
Tốt nhất là bạn nên thay dép sau mỗi 6 tháng và thỉnh thoảng giặt giày dép trong nhà. Ngoài ra, bạn nên xử lý bên trong dép bằng chất khử trùng, chẳng hạn như giấm để hạn chế vi khuẩn sinh sôi.