7 loại nguyên liệu dễ kiếm giúp phòng và điều trị viêm loét miệng, lưỡi
BY Chí Kiệt Nếu ai đã từng bị viêm loét miệng lưỡi (nhiệt miệng, loét miệng) mới biết được sự đau đớn và khó chịu mà nó đem lại khủng khiếp tới mức nào. Mỗi khi bị nhiệt miệng, bạn thậm chí còn không muốn nói, ăn hay làm bất cứ việc gì có liên quan tới vùng miệng.Mặc dù bạn có sử dụng thuốc nhưng ngay khi khỏi, các vết nhiệt miệng có thể quay trở lại bất kì lúc nào và tấn công bạn.

Bị viêm loét miệng lưỡi có thể khiến bản không ăn, không ngủ vì … đau.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vết loét trong miệng như sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống, hút thuốc lá, căng thẳng, vệ sinh răng kém, sử dụng kem đánh răng có chứa lauryl suphate…
Theo Ayurveda (một nhánh của y học truyền thống Ấn Độ), người ta tin rằng, việc cơ thể quá nóng cũng có thể gây ra những vết nhiệt miệng. Ngoài ra sự thiếu hụt các vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12, axit folic cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng loét miệng. Bên cạnh đó, dị ứng thực phẩm cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng.
Thông thường, các vết loét này sẽ tự khỏi trong vòng một hoặc 2 tuần mà không cần bất kỳ sự can thiệp y tế nào. Tuy nhiên, nếu bạn đã bị nhiệt miệng trong một thời gian dài và đang đau đầu tìm cách phòng ngừa cũng như khắc phục những vết loét miệng thì đừng lo lắng. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số những nguyên liệu giúp làm lành các tổn thương ở miệng một cách nhanh chóng mà hiệu quả.
Baking Soda
Baking Soda có tính kiềm giúp trung hòa các axit gây đau nhức trong khoang miệng.
Baking Soda là một hoạt chất có tính kiềm nên có khả năng cao trong việc khử các axit có khuynh hướng gây ra đau nhức trong khoang miệng. Nước Baking Soda giúp cân bằng lượng axit trong cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn và làm lành các tổn thương trong niêm mạc miệng. Xúc miệng hàng ngày với hỗn hợp gồm 1 thìa Baking Soda kết hợp với ½ chén nước lọc sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại và tăng cường sức khỏe răng miệng.
Lá hương nhu

Nhai lá hương nhu 4 lần 1 ngày sẽ giúp làm lành các tổn thương trong khoang miệng nhanh chóng.
Nhai lá hương nhu là một trong những cách làm đơn giản mà hiệu quả để điều trị các vết nhiệt miệng. Đây là một loại cây dược liệu được sử dụng nhiều trong đông y nhằm chữa một số bệnh như hạ sốt, viêm phế quản, giảm hen suyễn… Nhai lá hương nhu với một chút nước khoảng 4 lần 1 ngày sẽ giúp làm lành những vết tổn thương do nhiệt miệng gây ra.
Mật ong
Nhờ khả năng kháng khuẩn, mật ong giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương.
Mật ong được biết đến nhiều nhờ khả năng kháng khuẩn của nó, do đó nó giúp làm dịu và đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương. Honey Honey được biết đến với tính chất kháng khuẩn của nó vì nó giúp làm dịu vết loét và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Bôi hỗn hợp mật ong và bột nghệ lên vết loét 2 lần một ngày sẽ giúp giảm đau và làm lành tổn thương một cách nhanh chóng mà hiệu quả.
Hoa cúc
Hoa cúc có tính chất sát trùng nên hiệu quả trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiệt miệng.
Hoa cúc có tính chất sát trùng nên thường được sử dụng để súc miệng nhằm ngăn ngừa vi khuẩn gây nhiệt miệng. Ngâm cánh hoa vào nước và xúc miệng hai lần một ngày với loại nước này, các vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra, uống trà hoa cúc thương xuyên cũng là một biện pháp tốt để ngăn ngừa viêm loét miệng, lưỡi.
Trà

Hoạt chất tannin có trong trà giúp làm giảm đau.
Nếu bạn bị các vết nhiệt miệng gây đau đớn, khổ sở. Hãy đắp một túi trà đen ướt lên vùng bị đau, nhờ hoạt chất tannin có trong trà sẽ giúp bạn giảm đau một cách nhanh chóng.
Rau mùi
Rau mùi có tính kháng viêm nên hiệu quả trong phòng và điều trị viêm loét miệng, lưỡi.
Sử dụng nước ép lá mùi có thể giúp chữa lành các vết loét miệng một cách nhanh chóng. Hàm lượng lớn axit béo omega - 3 và omega - 6 được tìm thấy trong lá mùi giúp cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm và làm lành các tổn thương một cách nhanh chóng.